Việc dùng thuốc diệt côn trùng để diệt côn trùng gây bệnh, đang được nhiều người quan tâm nhưng sử dụng hiệu quả và không gây hại cho sức khỏe không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia vệ sinh dịch tễ, đã gọi là thuốc, thường phải có các thành phần hóa học, nhất là “diệt côn trùng”. Tức là có những hoạt chất, hóa chất mang tính độc.
Một số loại thuốc tồn lưu nhưng ở nồng độ cho phép, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu dùng đúng quy định, đúng hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm đúng điều đó.
Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng, sử dụng thuốc diệt côn trùng “càng tác dụng nhanh càng tốt” nên muốn lựa chọn sản phẩm tác dụng ngay tức thì.
Họ không biết rằng, côn trùng càng chết nhanh, chứng tỏ rằng nồng độ hóa chất trong thuốc rất mạnh. Như vậy không chỉ côn trùng chết, mà con người cũng bị ảnh hưởng, những người hít và tiếp xúc với những hóa chất này sẽ gây độc hại cho sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng trước mắt, mà còn để lại những hệ lụy sau này.
Điều không thể bỏ qua khi xịt thuốc diệt côn trùng.
– Đối với hương muỗi hay thuốc xịt nên đốt, xịt thuốc trước 30 phút trước khi vào nhà. Sau khi xịt cần quét và gom lại để đốt tránh tình trạng muỗi sống lại và bay đi. Thuốc chống muỗi dưới dạng kem bôi hay xịt trực tiếp lên da có tác dụng khá hữu hiệu nhưng không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến da.
– Nếu bạn ở phòng máy lạnh thì nên dùng đèn diệt muỗi, đèn có dòng xung điện phát ra tia tử ngoại màu tím dễ thu hút muỗi…
– Đối với việc phun hóa chất diệt muỗi cần phải che đậy đồ ăn thức uống trong nhà, người nhà phải ra ngoài hết và không được ở trong nhà trong vòng 2 tiếng để đảm bảo không bị dị ứng, ngộ độc. Sau khi phun, đóng cửa để đạt hiệu quả phun cao hơn.
– Cần phun thuốc theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế để tránh gây nguy cơ dị ứng , da liễu, mũi họng…
Đới với gia đình có trẻ em không nên để trẻ sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm diệt muỗi. Cách tốt là cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở để hạn chế côn trùng lưu trú.
Xử lý tình huống khi “gặp nạn” với thuốc xịt côn trùng
– Tai nạn thường thấy nhất khi sử dụng sản phẩm diệt côn trùng là thuốc dính vào cơ thể, ở nồng độ lớn có thể gây kích ứng, bỏng rát da. Lúc này cần mau chóng thay quần áo mới và rửa sạch vùng dính thuốc bằng nước lạnh.
Tương tự, nếu bị vấy thuốc vào mắt cần ngâm mắt vào nước ngay. Nước sẽ làm loãng nồng độ thuốc và giúp làm giảm sự kích ứng.
– Trường hợp vô tình đưa thuốc vào miệng, cần lập tức súc miệng sạch thật nhiều lần và dùng than hoạt tính mua tại hiệu thuốc tây để rửa ruột. Tiếp theo người uống phải thuốc diệt côn trùng cần nhanh chóng tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và cho thuốc chống độc nếu cần.
– Khi dùng bất kỳ loại thuốc diệt côn trùng nào luôn phải có ý thức đầy đủ về tính độc hại của nó. Cẩn thận khi sử dụng và không lạm dụng thuốc là điều cần thiết để tránh các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhung-sai-lam-chet-nguoi-do-xit-thuoc-diet-con-trung-s